Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

gifs website

Hướng dẫn lập tờ khai 01B-HSB – Chế độ ốm đau trên PM vBHXH

Trong quá trình làm việc, khi người lao động gặp phải các trường hợp: Bản thân ốm, con ốm, ốm dài ngày. Khi đó, đơn vị sẽ lập tờ khai chế độ ốm đau để khai báo chế độ cho người lao động.

Hướng dẫn nhập liệu dữ liệu tờ khai 01B-HSB – Chế độ ốm đau như sau:

-          Thời gian lập: Khi có phát sinh lao động cần hưởng chế độ ốm đau

-          Các bước thực hiện:

o   B1: vào menu “Chi BHXH”>> chọn thủ tục 630a

o   B2: Tại sheet “Danh mục hồ sơ” chọn các tờ khai:

https://www.chukysoviettel.com/p/bao-hiem-xa-hoi-viettel.html

o   B3: Thực hiện kê khai dữ liệu tờ khai >> sau đó lưu lại thông tin

o   B4: vào menu “Giao dịch”>> xuất tờ khai >> trong phần Chi BHXH: chọn thủ tục “630a – Xét duyệt chế độ ốm đau” >> chọn đợt/tháng/năm cần kết xuất >> ký số >> gửi tờ khai sang BHXH.

o   B5: Kiểm tra email BHXH VN trả về, hoặc kiểm tra kết quả ở chức năng “Tra cứu giao dịch” cột “kết quả xử lý của bộ phận tiếp nhận”khi nhấn vào link “Tra cứu”tại mỗi giao dịch cần tra cứu.

-          Cách lập tờ khai

o   Thông tin chung

-  Đợt/Tháng/Năm

-  Số điện thoại: là số điện thoại của đơn vị (Cấu hình >Đơn vị)

-  Số tài khoản: là số tài khoản của đơn vị (Cấu hình >Đơn vị)

-  Mở tại: là địa chỉ mở tài khoản của đơn vị (Cấu hình >Đơn vị)

-  Chi nhánh: Chi nhánh mở tài khoản (Cấu hình >Đơn vị)

-  Thủ trưởng đơn vị: Ghi họ tên thủ trưởng của đơn vị

-  Kèm hồ sơ giấy: Chọn "có gửi kèm hồ sơ giấy" khi đơn vị có gửi hồ sơ giấy qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cơ quan BHXH

-  Lý do nộp hồ sơ chậm: Ghi giải trình lý do nộp hồ sơ chậm

Họ và tên

nhập họ tên lao động cần kê khai

Mã số BHXH

nhập Mã số BHXH của người lao động cần kê khai

Mã nhân viên

nhập mã nhân viên của lao động cần kê khai (nếu có)

Số chứng minh nhân dân

nhập số CMND của người lao động cần kê khai

Mã nhóm hưởng

chọn đúng mã nhóm hưởng cần hưởng của lao động cần kê khai: Bản thân ốm, con ốm, ốm dài ngày.

Số serial chứng từ

Nhập số serial, số lưu trữ trên chứng từ giấy nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, …

Từ ngày

Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định

Đến ngày

Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Tổng số ngày

Tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Khi gửi sang hệ thống BHXH Việt Nam, hệ thống của BHXH Việt Nam sẽ tự quy đổi ra định dạng “Tháng – Ngày” theo hướng dẫn lập tờ khai 01B-HSB của quyết định 166.

Ví dụ: Người lao động nghỉ:

-          Từ ngày đơn vị: 10/10/2019

-          Tổng số ngày: ghi 43

Khi gửi thông tin này sang BHXH Việt Nam, hệ thống bên BHXH Việt Nam sẽ quy đổi ra thành  1-12 (1 tháng 12 ngày)

Từ ngày đơn vị

thông thường thì nhập giá trị bằng cột "Từ ngày"

Tuyến bệnh viện

Chọn trong danh mục tuyến bệnh viện (nếu có)

Ngày sinh con

trường hợp con ốm thì ghi thông tin này, ko thì bỏ qua

Mã thẻ BHYT của con

Trường hợp con ốm - Nhập số thẻ BHYT của con

Số con

Nhập số lượng con

Mã bệnh dài ngày

Chọn bệnh trong danh mục bệnh dài ngày mà người bệnh mắc phải (nếu có)

Không có bệnh trong danh mục bệnh dài ngày thì chuyển sang cột “Tên bệnh” để nhập

Tên bệnh

Nhập mã bệnh trong trường hợp bệnh không thuộc bệnh dài ngày. Hoặc nhập tên bệnh trong trường hợp trên chứng từ không ghi mã bệnh

Ví dụ 1:

-          Trên giấy ra viện ghi: [I69.3/I10;R42] Di chứng nhồi máu não; Bệnh tăng huyết áp vô căn (nguyên phát); Hoa mắt và tróng mặt

-          Thì ghi trên phần mềm vBHXH như sau:

o   Mã bệnh dài ngày: bỏ trống, không chọn. Vì không có mã I69.3/I10 và R42 trong danh mục bệnh dài ngày, hơn nữa giấy ra viện có nhiều mã bệnh.

o   Tên bệnh: I69.3/I10;R42

Ví dụ 2:

-          Trên giấy ra viện chỉ ghi: Nhồi máu não chẩm- đồi thị phải - Tắc PCA phải - Tăng huyết áp

-          Thì ghi trên phần mềm vBHXH như sau:

o   Mã bênh dài ngày: bỏ trống

o   Tên bệnh: Nhồi máu não chẩm- đồi thị phải - Tắc PCA phải - Tăng huyết áp

Ngày nghỉ tuần

Nếu ngày nghỉ hàng tuần là Thứ 7, Chủ Nhật thì để trống. Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần khác Thứ 7, Chủ nhật thì ghi thông tin như tiêu đề hướng dẫn, các thứ ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy. ví dụ: t2; t3…

Điều kiện làm việc

Thông tin bắt buộc nhập. chọn trong danh mục đã được liệt kê trên hệ thống

Nghỉ dưỡng thai

Chọn có nghỉ dưỡng thai hay không nghỉ dưỡng thai

Đợt bổ sung

Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi thông tin cho nhân viên đã kê khai ở các đợt kê khai trước thì nhập thông tin của đợt bổ sung đó vào cột này. Ví dụ: đợt 1, tháng 1 năm 2017 thì nhập là 01 01/2017 (áp dụng cho hình thức kê khai điều chỉnh)

Hình thức nhận

chọn hình thức nhận tiền trợ cấp trong danh mục
1. Để trống - Hiểu là nhận tiền mặt thông qua người sử dụng lao động.
2. Tri trả qua ATM    - Nhận tiền qua tài khoản của người lao động.
3. BHXH thực hiện chi trả - Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH.
4. Đại diện chi thực hiện chi trả - Nhận tiền trực tiếp tại tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

Số tài khoản ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Nhập thông tin số tài khoản muốn nhận tiền trợ cấp.

Tên chủ tài khoản

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Nhập thông tin tên chủ tài khoản nhận tiền trợ cấp

Mã tỉnh ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Chọn tỉnh của ngân hàng trong danh sách đã có.

Mã ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Chọn ngân hàng trong danh sách đã có theo danh mục Tỉnh đã chọn.

Chỉ tiêu xác định (Chỉ dùng để IN - Không gửi sang BHXH)

Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ. Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.

Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì ghi ngày, tháng, năm sinh của con. Ví dụ: Con sinh ngày 08 tháng 7 năm  2018  thì ghi: 08/7/2018 .

Ghi chú

Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung (ngày thứ Bảy và Chủ nhật) thì cần ghi rõ. Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.

Trường hợp người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi: PCKV 0,7.

Trường hợp con ốm: Ghi mã thẻ BHYT của con.

Hình thức kê khai

Nếu là kê khai mới thì mặc định là “Phát sinh”. Nếu là kê khai bổ sung thông tin cho người lao động đã được kê khai trước đó thì chọn lại là “Điều chỉnh”.

Đợt đã giải quyết

 ghi thông tin đợt đã giải quyết trước đó (áp dụng cho trường hợp điều chỉnh)- cột này có tác dụng in ra bản IN cho khách hàng.

Ngày đã giải quyết trước

trong trường hợp điều chỉnh - Nhập ngày tháng năm đã được BHXH giải quyết trước

Lý do điều chỉnh

ghi lý do đề nghị điều chỉnh

Hãy đăng ký dịch vụ trên chukysoviettel.com để chúng tôi hỗ trợ bạn được tốt hơn. Hãy chát với đội hỗ trợ nếu bạn còn thắc mắc vấn đề nào đó.

HOTLINE HỖ TRỢ: 0962 268 862 - 0962720000  - 0974488221


x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền