Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

gifs website

Doanh nghiệp khó khăn, ngành thuế khốn đốn

Tại cuộc họp báo của Bộ Tài chính ngày 10-10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định, ngân sách khó khăn, trong quá trình thảo luận tìm biện pháp đảm bảo cân đối thu chi, Bộ có đưa ra phương án: không tăng lương cơ bản trong năm 2014. 


Thu ngân sách không hoàn thành kế hoạch 
 Bản báo cáo tình hình thu chi ngân sách 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế vĩ mô do bộ Tài chính thực hiện khá u ám. Dù tổng thu cân đối NSNN tháng 9 ước đạt 52.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2.700 tỷ đồng (+5,4%) so với mức thực hiện tháng 8 nhưng lũy kế đến hết tháng 9 tổng thu NSNN ước đạt 543.835 tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán.
Trong cơ cấu thu ngân sách, cả thu nội địa lẫn thu từ dầu thô đều không đạt mục tiêu. Thu nội địa: ước đạt 64,7% dự toán, có 6/14 khoản thu đảm bảo tiến độ theo dự toán (từ 75% dự toán trở lên), nhưng là các khoản thu nhỏ; 8/14 khoản thu còn lại tiến độ đạt thấp hơn so với yêu cầu như: thu từ khu vực DNNN (đạt 60,6%), thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 69,5%), thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (đạt 64,1%)… Đặc biệt hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so dự toán, như: Thuế giá trị gia tăng (đạt 65,5%), thuế thu nhập doanh nghiệp (đạt 57,9%), thuế thu nhập cá nhân (đạt 67,2%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 60%)...



Cũng đến hết tháng 9-2013, có đến 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu, trong đó có các địa phương trọng điểm thu như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…



Hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô trước đây vẫn mang lại nguồn thu lớn nhưng tổng số thu cũng chỉ bằng 79% kế hoạch.



Thực trạng kinh tế khó khăn, cộng đồng DN giải thể nhiều đã phản ánh rõ nét thực trạng. Tuy nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi ở từng lĩnh vực cá biệt, nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ.



Ông Cao Anh Tuấn, phó tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, bổ sung thêm thông tin. "Để chống thất thu thuế, tăng thu ngân sách, cục này đã phối hợp với các đơn vị thuế địa phương lành lập các ban chỉ đạo chống thất thu thuế, thanh tra hơn 36.000 DN trên toàn quốc, tránh giảm thu được hơn 5000 tỷ đồng. "Nhưng đặt trong bối cảnh lượng DN thông báo kinh doanh có lãi để nộp thuế chỉ đạt 31,5% thì nhiệm vụ thu ngân sách trong quý IV rất khó khăn” – ông Tuấn nhấn mạnh.



Và một điều ai cũng hiểu, khi DN khó khăn thì ngành thuế cũng khốn đốn.



Sốt ruột với tiến độ thu ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chốt lại thông tin: năm 2013 tình hình kinh tế khó khăn, tiến độ thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2013 (66,6%) chậm hơn rất nhiều so với tiến độ thu của các năm trước (xấp xỉ 80%).



Giới hạn DN tự in hóa đơn



Cuộc họp báo chiều 10-10 tiếp tục nóng hơn, khi nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi tới người chủ trì họp báo, thứ trưởng Vũ Thị Mai: Khi đã biết chắc hụt thu ngân sách, cơ quan này sẽ đưa ra những giải pháp gì để bù ngân sách? Hiến kế mà các chuyên gia đưa ra cơ quan nhà nước nên bán tài sản của mình tại các doanh nghiệp lớn có được Bộ Tài chính cân nhắc? Việc rà soát các quỹ ngoài ngân sách để lấy nguồn quỹ này bù vào phần hụt thu ngân sách có được bộ xem xét hay không?



Về giải pháp tăng thu ngân sách, bằng việc tăng phát hành trái phiếu ra nước ngoài, thoái vốn DNNN, Bộ Tài chính thực hiện ra sao? Thứ trưởng Vũ Thị Mai chốt chặn: "đó cũng là những giải pháp đã được bộ Tài chính xem xét rà soát. Riêng việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn, đó là những giải pháp lớn và thuộc thẩm quyền cao nhất là Quốc hội. " Những giải pháp bù hụt thu ngân sách hiện đang được Bộ Tài chính và các bộ ngành bàn bạc để trình Quốc hội trong cuộc họp tới. Vì vậy, cơ quan này xin phép không  bàn thêm. Còn trường hợp  đẩy mạnh cổ phần hóa đã được Bộ Tài chính xác định.



 Nghị định 71 do Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ 1-9 có mở cửa hơn cho DNNN muốn thoái vốn ngoài ngành. Thời gian này Cục Tài chính DN đang tổng hợp báo cáo thống kê từ các ban bộ ngành, doanh nghiệp liên quan. Việc đầu tư ngoài ngành và thoái vốn đối với các doanh nghiệp nói chung đang được Bộ Tài chính tập hợp và sẽ báo cáo tình tình sử dụng vốn, thoái vốn tại kỳ họp Quốc hội cuối năm.” – ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN nói rõ hơn.



Vẫn tiếp tục bị "truy về” tình hình thu ngân sách, đặc biệt khi nguồn thu ngân sách ep hẹp, Bộ Tài chính lấy nguồn tiền ở đâu để "xin nới trần bội chi  năm 2014 lên 5,3% GDP, thay vì 4,8% như hiện nay”? Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói: "Đây là chủ trương lớn, xin không bàn trong cuộc họp báo này”



Mặc dù hụt thu ngân sách, nhưng chi ngân sách lại tiếp tục tăng mạnh, ước đạt 684.590 tỷ, bằng 70% dự toán, tăng 7,4% so với cùng kỳ . Trong đó chi đầu tư phát triển 70,8% dự toán. Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quản lý hành chính (bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương) 71,8% dự toán, tăng 10,3% cùng kỳ 2012.



Và do ngân sách khó khăn, nên nguồn quỹ lương 2014 bị ảnh hưởng. Thừa nhận có đưa vấn đề tiền lương cơ bản để cân đối thu chi ngân sách, thứ trưởng Mai cam kết: Trong văn bản cuối cùng mà Bộ Tài chính gửi Chính phủ, vẫn đảm bảo lương tối thiểu đạt 1 triệu 150 ngàn đồng/tháng.



Đưa ra một giải pháp cụ thể để tăng thu ngân sách cuối năm, Bộ Tài chính cũng đề xuất, sẽ giới hạn số DN được tự in hóa đơn nhằm hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.



Ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: "Một trong những biện pháp ngành thuế hướng tới là phân loại DN theo tiêu chí rủi ro. Chỉ DN có vốn trên 15 tỷ đồng hoặc được duyệt dự án đầu tư mới được phép tự in hoá đơn. DN có vốn dưới 15 tỷ đồng và không có cơ sở sản xuất cố định, thường xuyên thay đổi địa chỉ sẽ phải mua hóa đơn tại cơ quan thuế địa phương trong 1 năm đầu tiên. Nếu các doanh nghiệp cam kết và thực hiện đúng pháp luật trên 1 năm thì cơ quan thuế sẽ xem xét để DN tự in hoá đơn”.
 
x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền